Tuyên bố của MMN sau hội thảo về những chiến lược nhằm cải thiện tính công bằng trong di cư lao động từ Việt Nam và Campuchia sang Nhật Bản

Tuyên bố của MMN sau hội thảo về những chiến lược nhằm cải thiện tính công bằng trong di cư lao động từ Việt Nam và Campuchia sang Nhật Bản

10 tháng 12, 2021

Nhân thời điểm Nhật Bản đang cân nhắc tạo điều kiện cho nhiều lao động di cư hơn tiếp cận tư cách thường trú, Mạng Lưới Di Cư Mekong (MMN) tổ chức một buổi hội thảo vào ngày 24 tháng 11 năm 2021, gồm hơn 90 đại diện tham dự là các bên liên quan thiết yếu trong lĩnh vực di cư, trong đó có đại diện chính phủ Campuchia, Việt Nam, và Nhật Bản; những tổ chức liên chính phủ; những bên vận động quyền cho người di cư; doanh nghiệp tuyển dụng và phái cử lao động ngoài nước; chủ lao động; và chuyên gia nghiên cứu. Buổi hội thảo mang đến cơ hội cho những ý kiến đa dạng ở Nhật Bản và ở hai quốc gia xuất xứ quan trọng là Campuchia và Việt Nam có thể chia sẻ những góc nhìn riêng, và cùng nhau xây dựng những chiến lược để giải quyết một số những vấn đề cấp thiết mà di cư lao động ở Nhật Bản đang phải đối mặt, trong đó có lao động theo chương trình thực tập sinh kỹ năng (TITP) và chương trình lao động kĩ năng đặc định (SSW). Cụ thể, những người tham dự cùng tham gia tìm giải pháp cho vấn nạn chi phí tuyển dụng quá mức, và những cản trở tiếp cận thông tin của người lao động với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, một vấn đề cấp bách trong đại dịch Covid-19.

Giới thiệu sự kiện, bà Jacqueline Pollock, nguyên Chủ tịch Ban chỉ đạo của MMN, làm nổi bật sự cần thiết của việc suy nghĩ phối hợp giữa các bên liên quan, và buổi hội thảo này, được tổ chức khi đại dịch vẫn tiếp diễn, mang lại “một khoảnh khắc mang tính cơ hội để suy ngẫm về những thứ chúng ta học được, thứ chúng ta chưa học được, và thứ chúng ta đáng lẽ đã phải được học từ giai đoạn này.” Bà nói rằng “buổi hội thảo sẽ đưa ra những điểm hành động để tiến lên phía trước. . ., vì để có một hệ thống di cư phi rủi ro, cần có một sự thừa nhận và lưu tâm tới mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa những người di cư, quốc gia xuất xứ của họ, và quốc gia đến. 

Ở bài trình bày tiếp theo, ông Mikio Hayashi, bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, lưu ý rằng “chi phí di cư sang nhật bản cao thường dẫn đến những tình huống mà thực tập sinh người nước ngoài chạy trốn khỏi chương trình làm việc. Áp lực phải trả những khoản nợ để bù đắp chi phí di cư quá cao kéo thực tập sinh ra khỏi công việc của họ. Vì thế, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm làm giảm chi phí di cư cao sang Nhật Bản, trong đó có việc xây dựng một nền tảng cho phép những người muốn lao động ở Nhật Bản có thể tiếp cận thông tin trực tiếp mà không cần qua môi giới, phổ biến thông tin đúng về công việc và cuộc sống ở Nhật Bản, và tổng hợp thông tin về những công ty tuyển dụng phi đạo đức.”

Bình luận về vai trò của các công ty Nhật Bản trong việc cải thiện điều kiện của người lao động di cư, ông Youzou Nakao, đến từ Phòng Phát triển Bền vững của tập đoàn Ajinomoto, chia sẻ mặc dù những công ty lớn ở Nhật Bản đã đồng thuận về nguyên tắc rằng người lao động di cư không nên phải chịu những chi phí tuyển dụng và các loại phí liên quan, như đã nêu ở trong Tuyên bố Tokyo về Tuyển dụng Lao động Nước ngoài có Trách nhiệm 2020, ông chỉ ra việc cần có tính minh bạch cao hơn trong chi phí tuyển dụng từ quốc gia xuất xứ. Ông cũng đảm bảo rằng một nền tảng đa phương đã được thiết lập, vào lúc nhiều công ty chia sẻ quan điểm là quyền của người lao động nước ngoài cần được bảo vệ và điều kiện sống và làm việc của họ cần trở nên tốt hơn, để “Nhật Bản có thể được chọn là quốc gia đến ưa thích” của người lao động di cư trong tương lai.

Bà Sooyeon Choi từ tổ chức Đoàn kết với Người Di cư ở Nhật Bản (Solidarity with Migrants in Japan), một tổ chức phi chính phủ ủng hộ quyền và phẩm giá của người di cư và những người có nguồn gốc đa văn hóa ở Nhật Bản, trình bày về một nội dung trọng tâm khác của buổi hội thảo, đó là khả năng tiếp cận thông tin về sức khỏe cho người di cư, trong đó có sức khỏe sinh sản. Về những khó khăn mà người di cư nữ gặp phải khi họ có thai, bà nói rằng mặc dù người di cư nữ được bảo vệ bởi luật pháp khỏi việc bị sa thải do có thai, “họ sợ tiết lộ việc mình có thai bởi một số hợp đồng thực tập sinh TITP và kĩ năng đặc định SSW cấm người lao động có thai, và điều đó buộc họ phải thôi việc. Họ cũng đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến tiếp cận thông tin sinh con và nuôi con ở Nhật Bản, tiếp cận với những dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như những vấn đề liên quan đến những khoản nợ từ quá trình tuyển dụng.”

Tiếp đến là hai phiên họp nhóm thảo luận song song về Campuchia và về Việt Nam, trong đó đại diện của chính phủ hai nước, doanh nghiệp tuyển dụng lao động, tổ chức xã hội dân sự, và Tổ chức Lao động Quốc tế trình bày những chính sách, thực tiễn, và khó khăn trong việc cải thiện tình hình hiện tại.

Ông Bunhak An, Chủ tịch Hiệp hội Nhân lực Campuchia, một hiệp hội các doanh nghiệp tuyển dụng ở Campuchia, nói: “nếu chúng tôi không phải chi trả những chi phí không cần thiết, chi phí di cư sẽ giảm xuống bằng với mức chi phí mà lao động Phillipines phải trả. Tôi hiểu rằng, khi tôi nhìn vào luật pháp Nhật, chi phí di cư bằng không là điều có thể đạt được… nếu chúng tôi nhận 3000 đô la Mỹ cho một lao động Campuchia, những doanh nghiệp tuyển dụng đã đủ trang trải chi phí hoạt động mà không phải thu thêm tiền của người lao động.”

Ông Sokchar Mom, giám đốc điều hành tổ chức Hỗ trợ Luật pháp cho Trẻ em và Phụ nữ (Legal Support for Children and Women) khuyến nghị chính phủ Campuchia “quy định cấu trúc chi phí di cư sang Nhật Bản bằng quá trình tham vấn giữa các liên đoàn lao động, người lao động di cư, các tổ chức phi chính phủ, và các ban ngành thuộc chính phủ.”

Trả lời cho câu hỏi làm thế nào để cải thiện tính minh bạch trong chi phí di cư, ông Lê Long Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam, một hiệp hội các doanh nghiệp tuyển dụng, cho rằng: “Những người có nhu cầu di cư phải được tiếp cận với thông tin về luật và chính sách liên quan tới việc làm ở Nhật Bản, và họ phải có khả năng liên hệ với những công ty tuyển dụng lao động mà không cần dựa vào các môi giới”

Bà Jane Hodge, từ Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam, chỉ ra rằng hiện chưa có danh sách phân loại các chi phí di cư đang tồn tại, và cần nhiều việc phải làm trong suốt chuỗi cung ứng để đảm bảo người di cư lao động không bị lợi dụng.

Buổi hội thảo kết thúc với phiên tóm lược sôi nổi, tìm kiếm những cách thực tiễn để giúp quá trình di cư sang Nhật Bản công bằng hơn với người di cư. Những chiến lược được thảo luận bao gồm:

  • Giảm đến mức tối thiểu chi phí tuyển dụng bằng cách đưa người có nhu cầu di cư và những chủ sử dụng lao động đến tiếp cận gần nhau hơn;
  • Cải thiện việc phổ biến thông tin về những vấn đề sức khỏe sinh sản ở Nhật Bản, bởi tỉ lệ cao những người di cư lao động ở Nhật là phụ nữ; và
  • Nỗ lực hơn trong việc phố biến thông tin qua các kênh cộng đồng, để tăng sự tin tưởng vào các chính sách của chính phủ nhằm bảo vệ người di cư lao động.

___________________________________________

 

Về MẠNG LƯỚI DI CƯ KHU VỰC MEKONG

Thành lập năm 2003, Mạng lưới Di cư Khu vực Mekong (MMN) là một mạng lưới những tổ chức xã hội dân sự và viện nghiên cứu cùng làm việc nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền của người di cư và gia đình họ ở Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng. Các lĩnh vực phối hợp hành động của MMN bao gồm hợp tác nghiên cứu, vận động, xây dựng năng lực và trao đổi mạng lưới. Những thành viên của MMN hoạt động ở cả quốc gia di cư gốc và quốc gia đến, có chuyên môn đặc biệt từ thực địa, và giữ tiếp xúc mật thiết với người di cư lao động. Thông tin thêm về MMN có tại website: www.mekongmigration.org

Để biết thêm thông tin về buổi hội thảo này, mời liên lạc với:

Bà Reiko Harima, MMN Điều phối Khu vực (tiếng Anh và tiếng Nhật) tại: reiko@mekongmigration.org

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, MMN Điều phối Dự Án (tiếng Việt và tiếng Anh) tại: tuan@mekongmigration.org;

Ông Sokchar Mom, Giám đốc điều hành, Legal Support for Children and Women, Campuchia (tiếng Khmer và tiếng Anh) tại: sokchar_mom@lscw.org

 

Read the Statement in English and Japanese